Có những trào lưu được yêu thích suốt cả năm như: chế ảnh, lập hội phát cuồng... Ngược lại, cũng có những trào lưu nhanh chóng lụi tàn vì không đủ sức hút như: Harlem Shake, Kim Tan...
Trào lưu chế ảnh
Trào lưu này gắn liền với hầu hết các trào lưu khác trên mạng xã hội. Cho tới nay, bất kì nhân vật hay sự kiện nào nổi lên trên mạng xã hội đều sẽ trở thành chủ đề chế ảnh của cư dân mạng.
Những bức ảnh chế hài hước từ bộ phim online được yêu thích Xin lối anh chỉ là thằng bán bánh giò
Những bức ảnh chế hài hước từ bộ phim online được yêu thích "Xin lối anh chỉ là thằng bán bánh giò"
Ban đầu, dân mạng thường chế ảnh từ những phát ngôn gây sốc của người nổi tiếng (như Ngọc Trinh, Angela Phương Trinh...) và những sự kiện được xã hội đặc biệt quan tâm (vụ fan cuồng Kpop, hôi bia, bảo mẫu đánh trẻ em...).
Nhưng càng phát triển, chất liệu hình ảnh và đề tài chế của dân mạng càng mở rộng hơn nhiều. Đã có những nhân vật được dân mạng đặc biệt quan tâm, thường xuyên xuất hiện trên ảnh chế, dẫu rằng việc bị chế ảnh khiến cho khổ chủ không hề thoải mái.
Trào lưu confession (thú tội)
Trang thú tội của sinh viên ĐH Ngoại thương
Trang thú tội của sinh viên ĐH Ngoại thương
Cảm thấy cần thiết phải có một kênh thông tin an toàn để thổ lộ tâm sự, những bí mật đè nén trong lòng, dân mạng đã nghĩ ra cách “thú tội” độc đáo này. Thông qua một trang web, mạng xã hội đủ uy tín, ai cũng có thể nói lên tâm sự của mình, được nhiều người chia sẻ mà không sợ bị lật tẩy. Đó là ưu điểm của những trang confession đang hoạt động trên mạng. Dù vậy, ai cũng hiểu rằng, việc công khai tâm sự luôn chất chứa những rủi ro khó lường. Vì vậy, hãy suy nghĩ kĩ trước khi thú tội trên mạng.
Trào lưu FA (forever alone) - Ế
Trang thú tội của sinh viên ĐH Ngoại thương
Xuất phát từ lời trêu đùa của dân mạng về những thanh niên chưa tìm được một nửa yêu thương của mình, trào lưu FA nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều dân mạng. Cụm từ FA không còn mang nghĩa nguyên gốc của nó là “mãi mãi cô đơn” mà được giới trẻ dùng để chỉ về tình trạng chưa có người yêu của một ai đó, hoặc nói về chính mình.
Trào lưu thanh niên nghiêm túc
Trang thú tội của sinh viên ĐH Ngoại thương
Vào khoảng tháng 8 năm vừa qua, trào lưu “thanh niên nghiêm túc” xuất hiện trên mạng. Từ ý tưởng xây dựng cộng đồng lành mạnh, văn minh, bình luận "nghiêm túc" đầu tiên ra đời, với mẫu chung là: "Đề nghị các bạn nói chuyện nghiêm túc, đây là một vấn đề hệ trọng", "Các bạn không nên cười đùa như vậy, phải xây dựng cộng đồng nghiêm túc, lành mạnh"...
Phong trào bình luận nghiêm túc nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ mong muốn tạo lập một cộng đồng mạng vui vẻ, lành mạnh. Thế nhưng, bản chất của trào lưu này là nhằm mục đích gây cười chứ không phải để đạt được một mục tiêu nghiêm túc thật sự nên nó nhanh chóng bị đẩy lùi bởi các trào lưu khác về sau.
Trào lưu thích “nhẹ”, buồn “nhẹ”
Trào lưu nói nhẹ của dân mạng năm vừa qua
Trào lưu nói "nhẹ" của dân mạng năm vừa qua
Người Việt Nam có thói quen thêm các từ cảm thán, nói quá vào trước hoặc sau các tính từ để nhấn mạnh, ví dụ như: đau quá, ngon lắm, rất buồn... Nay, giới trẻ lại thay lối nói cũ mang tính thậm xưng này bằng cách thêm từ "nhẹ" vào sau câu nói.
Cách làm này tưởng rằng đi ngược lại thói quen vốn có của chúng ta, thế nhưng mục đích vẫn là để thu hút sự chú ý của mọi người vào lời nói của mình. Đi tiên phong trao trào lưu “Có một sự đói nhẹ”, “thất vọng nhẹ”, "đang đau khổ nhẹ" là những "hot teen" và các ngôi sao trẻ hiện nay. Giới trẻ cũng hào hứng tham gia trào lưu "nhẹ" vì cảm thấy đây là cách trò chuyện khá thú vị.
Trào lưu người ngoài hành tinh
Trào lưu nói nhẹ của dân mạng năm vừa qua
Gắn liền với trào lưu này là câu nói đùa "Mục đích của em khi đến hành tinh này là gì?". “Người ngoài hành tinh” rộ lên vào nửa cuối tháng 7, những câu nói đùa kiều này ban đầu nhắm vào những người tài năng với ý nghĩa: các bạn giỏi như người ngoài hành tinh vậy.
Sau đó, trào lưu này lan khắp cộng đồng mạng, được bạn trẻ sử dụng trong các tình huống trêu đùa con người, sự việc có tính khác lạ. Dù vậy, không hẳn những người được ngưỡng mộ vì quá giỏi hay quá khác lạ sẽ cảm thấy vui khi được khen kiểu này.
Trào lưu chế tin nhắn điện thoại
Những câu chuyện hài hước dựng bằng phần mềm chế tin nhắn điện thoại
Những câu chuyện hài hước dựng bằng phần mềm chế tin nhắn điện thoại
Hiện nay, các phần mềm chế tin nhắn iPhone có sẵn trên mạng nên cư dân mạng dễ dàng tạo cho mình những tin nhắn giả với nội dung giả như chụp màn hình điện thoại và đăng lên mạng.
Với nội dung là một cuộc đối thoại do ai đó sáng tạo ra và ghép vào phần mềm online có sẵn, bạn trẻ có thể dùng nó để dối gạt nhiều người rằng: "em và người yêu đang cãi nhau ", "chuyện như thế này thì tôi phải làm sao"...
Khi trào lưu này mới xuất hiện, khá nhiều người tin rằng những câu chuyện chế bằng tin nhắn là có thật và đồng cảm với chủ nhân của nó. Còn giờ đây, hầu hết mọi người đã mặc định rằng "chỉ xem cho vui".
Trào lưu vẽ Chibi
Những câu chuyện hài hước dựng bằng phần mềm chế tin nhắn điện thoại
Vẽ Chibi là trào lưu “biến” những hình mẫu trong tranh thành người tí hon, tròn trĩnh dễ thương, được các bạn teen Nhật vô cùng yêu thích. Sở dĩ, trào lưu này được gắn cái tên Chibi là do theo tiếng Nhật Bản Chibi có ý nghĩa là một người bé xíu và ngắn ngủn nhưng đáng yêu. Từ khi đổ bộ vào Việt Nam, trào lưu này được giới trẻ Việt nhiệt tình đón nhận.
Sau khi trào lưu này nở rộ và phát triển ở mức độ cao hơn những bức ảnh chibi được chỉnh sửa màu sắc bằng phần mềm khiến bức ảnh vô cùng lung linh và ngộ nghĩnh hơn nhiều.
Trong năm vừa qua, mạng xã hội còn rất nhiều trào lưu khác phát sinh  như: nhảy Harlem Shake, chế Kim Tan... nhưng vì tính chất phổ biến chưa cao và nhanh chóng tàn lụi nên bài viết này không nhắc tới.
Dẫu vậy, những trào lưu được đề cập trong bài viết cũng cho thấy một năm phát triển sôi nổi, thậm chí có thể gọi là bùng nổ của mạng xã hội.

Theo: Dantri

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top